LIÊN ĐỘI TỔ CHỨC CHO ĐỘI VIÊN VỀ ĐỊA CHỈ ĐỎ GẮN VỚI KẾT NẠP ĐOÀN CHÀO MỪNG 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Lượt xem:

Đọc bài viết

Sáng ngày 24/03/2024 Liên đội trường TH&THCS Tân Thuận 1 phối hợp với xã Đoàn Tân Thuận tổ chức cho học sinh về “địa chỉ đỏ” tại khu chứng tích rừng tràm Bang Biện Phú, Đền thờ anh hùng người có công huyện Vĩnh Thuận gắn với lễ kết nạp Đoàn cho 101 học sinh đủ điều kiện vào hàng ngũ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Đền tham dự có các đồng chí: Đồng chí Thái Cẩm Liên – Bí thư xã Đoàn Tân Thuận;  Đồng chí Phạm Văn Nguyện – Phó bí  thư xã Đoàn Tân Thuận; Đồng chí Nguyễn Phước Thủy – Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng; Đồng chí Đặng Thành Lập – Bí thư chi đoàn trường; các đồng chí bí thư chi đoàn 8 ấp; cùng thầy cô giáo chủ nhiệm khối 9 và sự có mặt của 101 đội viên ưu tú được kết nạp Đoàn.

Đồng chí Nguyễn Phước Thủy – Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng ( hàng đầu bên trái) cùng các đại biểu tại khu chứng tích

Tại nơi đây được nghe Đồng chí Võ Thanh Xuân – TVHU – Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy – Giám đốc Trung tâm chính trị huyện ôn lại truyền thống khu chứng tích rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng người có công huyện Vĩnh Thuận. 

Khu chứng tích trên có diện tích khoảng 4ha, nằm trong quần thể 31 điểm di tích thuộc di tích lịch sử quốc gia căn cứ U Minh Thượng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1997. Ngày 17-5-2023, Kiên Giang động thổ xây dựng Khu chứng tích chiến tranh rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công tại huyện Vĩnh Thuận. Hôm nay công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Đây là điểm di tích đặc biệt lưu giữ giá trị một giai đoạn lịch sử hào hùng, bi tráng của miền Tây Nam Bộ và Đảng bộ tỉnh Kiên Giang”. Tháng 2-1955, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập đặc khu An Phước để đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân. Đặc biệt, tại nền nhà cũ của địa chủ Bang Biện Phú, quân ngụy Sài Gòn đã thành lập trại giam An Phước (còn được gọi là lò sát sanh An Phước) và có đặc quyền bí mật hành hình, giết hại tù nhân không cần tuyên án. Khu trại giam có nhiều lung nước lớn nhỏ và rừng tràm trên 100ha, xung quanh đắp bờ thành cao, có rào dây chì gai nhiều lớp, với diện tích 20m2 để nhốt khoảng 100 người. Từ tháng 4-1955 đến năm 1957, quân ngụy quyền Sài Gòn đã càn quét, bắt giam cầm hơn 10.000 lượt cán bộ, chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước. Trong đó có hơn 1.500 người đã bị giết hại.

Quang cảnh tại khu chứng tích

Đại biểu dâng hương Bác Hồ trong Đền thờ

 

Thầy Nguyễn Phước Thủy ( Ảnh giữa) ghi sổ lưu niệm 

Cùng thực hiện chỉ đạo của xã Đoàn Tân Thuận; chi bộ Trường TH&THCS Tân Thuận 1. Chi đoàn trường cũng đã tổ chức lễ kết nạp cho 101 Đội viên ưu tú vào hàng ngũ  Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Hình ảnh của buổi lễ kết nạp Đoàn

Đồng chí Phạm Văn Nguyện – Phó bí thư xã Đoàn thông qua Nghị quyết chuẩn y kết nạp Đoàn 

Đội viên ưu tú được trao sổ, thẻ, huy hiệu Đoàn

Thầy Nguyễn Phước Thủy  phát biểu ý kiến chỉ đạo

 Tập thể lãnh đạo và Đoàn viên chụp ảnh lưu niệm tại Đền thờ

Bài và ảnh Thành Lập